Chứng nhận ISO 14001.

ISO 14001 2015 là gì?

ISO 14001:2015 là một phần của bộ tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến quản lý môi trường áp dụng cho tất cả mọi tổ chức doanh nghiệp ở bất cứ nơi đâu. Được xây dựng theo nguyên tắc Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động, ISO 14001:2015 quy định cụ thể các yêu cầu quan trọng nhất để nhận dạng, kiểm soát và giám sát các khía cạnh môi trường của tổ chức doanh nghiệp, kể cả phương pháp quản lý và cải tiến toàn bộ hệ thống.

ISO 14001:2015 là gì?

Lợi ích chủ yếu của ISO 14001:2015 là gì?

  1. Mang lại sự tin tưởng cho khách hàng, nhà đầu tư, công chúng và cộng đồng thông qua minh chứng cho cam kết trách nhiệm với môi trường của tổ chức doanh  nghiệp.
  2. Cải tiến việc kiểm soát chi phí thông qua việc tiết kiệm nguyên liệu đầu vào và nguồn năng lượng.
  3. Giảm thiểu các rủi ro và các nghĩa vụ phát sinh, từ đó giảm chi phí bảo hiểm.

Ngày 14/09/2015 tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 14001:2015 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 14001:2004.

ISO 14001, là một trong những tiêu chuẩn hệ thống quản lý thành công nhất của ISO. Sau 19 năm kể từ khi nó được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1996, tiêu chuẩn ISO 14001 đã được xem xét và ban hành phiên bản mới năm 2004. Kể từ đó tới nay, tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 – Hệ thống quản lý môi trường – các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng đã được áp dụng rộng rãi tại 155 quốc gia trên toàn thế giới và 324.148 chứng chỉ đã được cấp cho các tổ chức, tăng thêm 22.526 chứng chỉ so với năm 2013 (theo Báo cáo khảo sát của ISO năm 2014).

Phiên bản mới 14001:2015.

Phiên bản mới yêu cầu phải nắm bắt được thực trạng của tổ chức hay doanh nghiệp nhằm quản lý  rủi ro tốt hơn. Bên cạnh đó, phiên bản ISO 14001:2015 cũng chú trọng hơn tới vai trò của lãnh đạo đối vớitổ chức hay doanh nghiệp trong công tác quản lý môi trường. Ngoài ra, sẽ có sự thay đổi theo hướng nâng cao hiệu quả môi trường bên cạnh việc cải tiến hệ thống quản lý.
Vậy đâu là những thay đổi nổi bật?

Quản lý môi trường chiến lược

Quản lý môi trường đóng một vai trò ngày càng tăng trong quá trình lập kế hoạch chiến lược của tổ chức. Một yêu cầu mới để hiểu bối cảnh của tổ chức đã được thiết lập nhằm xác định và tạo ra cơ hội đòn bẩy cho lợi ích của cả tổ chức và môi trường của tổ chức. Một chú ý đặc biệt dựa trên các vấn đề hoặc hoàn cảnh thay đổi liên quan đến các nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan (bao gồm cả yêu cầu điều chỉnh) và điều kiện môi trường địa phương, môi trường khu vực hoặc toàn cầu có thể ảnh hưởng, bị ảnh hưởng bởi hoạt động của tổ chức. Một khi xác định ưu tiên, các hành động để giảm thiểu rủi ro bất lợi hoặc khai thác các cơ hội có lợi được tích hợp trong các kế hoạch hoạt động của hệ thống quản lý môi trường.

Vai trò của lãnh đạo

Để đảm bảo sự thành công của hệ thống, một điều khoản mới đã được thêm vào để phân công trách nhiệm cụ thể đối với những người trong vai trò lãnh đạo nhằm thúc đẩy về quản lý môi trường trong tổ chức.

Công tác bảo vệ môi trường

Có một sự kỳ vọng lớn ở các tổ chức nhằm cam kết tiên phong trong việc bảo vệ môi trường khỏi bị tổn hại và suy thoái, phù hợp với bối cảnh của tổ chức. Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 không đưa ra định nghĩa khái niệm về “bảo vệ môi trường” nhưng lưu ý rằng nó có thể bao gồm phòng ngừa ô nhiễm, sử dụng tài nguyên bền vững, giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái, .v.v…

Kết quả hoạt động môi trường

Việc nhấn mạnh đến cải tiến liên tục, từ việc cải tiến hệ thống quản lý, nhằm mục đích nâng cao kết quả hoạt động môi trường. Phù hợp với các cam kết trong chính sách của mình và trong khả năng, tổ chức sẽ giảm lượng phát thải, nước thải và chất thải tới mức quy định của tổ chức.

Tư duy về vòng đời sản phẩm

Bên cạnh việc bổ sung các yêu cầu hiện tại để quản lý các khía cạnh môi trường liên quan đến hàng hóa và dịch vụ mua sắm, các tổ chức sẽ cần phải mở rộng việc kiểm soát và ảnh hưởng của họ với các tác động môi trường liên quan tới việc sử dụng sản phẩm và việc xử lý hay thải bỏ sản phẩm ở cuối vòng đời. Điều này không mang ý nghĩa là yêu cầu đánh giá vòng đời sản phẩm.

Trao đổi thông tin

Trao đổi thông tin bên ngoài và nội bộ được nhấn mạnh, được bổ sung trong việc phát triển chiến lược truyền thông. Điều này bao gồm yêu cầu về thông tin phù hợp và đáng tin cậy, và thiết lập cơ chế để mọi người làm việc dưới sự kiểm soát của tổ chức có thể đề xuất cải tiến liên quan đến hệ thống quản lý môi trường. Quyết định trao đổi thông tin với bên ngoài được lưu giữ bởi tổ chức, tuy nhiên quyết định này cần phải tính tới thông tin phải được báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý và sự mong đợi của các bên quan tâm.

Thông tin dạng văn bản

Phản ánh cuộc cách mạng trong hệ thống máy tính và điện toán đám mây để vận hành hệ thống quản lý, bản sửa đổi kết hợp thuật ngữ “thông tin được văn bản hóa” thay thế cho “tài liệu” và “hồ sơ”. Để nhất quán với tiêu chuẩn ISO 9001, tổ chức này sẽ sự linh hoạt khi xác định “thủ tục” khi nào là cần thiết để đảm bảo kiểm soát quá trình hiệu quả.
Sự thay đổi quan trọng đầu tiên liên quan đến cấu trúc của tiêu chuẩn ISO. Tương tự như thay đổi phiên bản của tiêu chuẩn ISO 9001, tổ chức ISO phát triển ISO Guide 83 và xuất bản Phụ lục SL 2013. Các nỗ lực để thống nhất tất cả các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý và tạo ra các cấu trúc thống nhất các tiêu chuẩn là lý do tại sao Phụ lục SL được xuất bản. Đây được coi là cấu trúc điển hình cho tất cả các tiêu chuẩn ISO về hệ thống quản lý. Khi nói đến sự tích hợp của nhiều tiêu chuẩn, cơ cấu thống nhất này sẽ tạo thuận lợi đáng kể quá trình thực hiện.

ISO 14001:2015 Environmental Management - International ...

Tất cả các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý sẽ có cùng một cấu trúc cấp cao (High-level structure – HLS) của Phụ lục SL này theo 10 điều khoản sau đây:

1. Phạm vi
2. Tài liệu tham khảo
3. Thuật ngữ
4. Bối cảnh của Tổ chức
5. Vai trò của lãnh đạo
6. Hoạch định
7. Hỗ trợ
8. Hoạt động
9. Đánh giá kết quả hoạt động
10. Cải tiến

Chứng Nhận ISO 14001:2015 Đáp Ứng Yêu Cầu Nghị Định 40/2019/NĐ-CP

Tư vấn ISO 140001 - Tư vấn áp dụng đạt tiêu chuẩn ISO 14001:2015

?LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VỀ DỊCH VỤ

VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG BQC

☎️HOTLINE HỖ TRỢ TƯ VẤN DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN TOÀN QUỐC:

☎️Miền Bắc: 024 6688 4256 ☎️ Miền Trung:0868000151 / ☎️Miền Nam: 0988 397 156

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: P. 1005, Vinata Towers – 2B, 289 Khuất Duy Tiến, HN

☎️Hotline: 024 6688 4256

? Email: sale@bqc.com.vn

Chi nhánh tại Tp. Đà Nẵng:Số 92 Đường Thành Thái, Phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
☎️Điện thoại: 0868000151
? Email: vpdn@bqc.com.vn

Chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh: Tòa nhà Vietphone, 64 Nguyễn Đình Chiểu, phường ĐaKao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
☎️Điện thoại: 0868000155
? Email: vpsg@bqc.com.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin tức liên quan